[Kiến Thức] Tập Luyện Quá Mức Gây Nên Khó Ngủ?

Sang Nguyen
Đăng ngày 05/06/2020
783 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Thế vận hội bốn năm một lần sắp diễn ra, mọi người trên khắp thế giới háo hức chờ đợi xem ai có thể giành được vinh quang cho quốc gia của mình và thậm chí vượt quá giới hạn của nhân loại. Tại thời điểm trao giải, các vận động viên thường bật khóc vì vui sướng. Đằng sau sự đăng quang huy hoàng đó là quá trình tập luyện vô cùng khắc nghiệt. Và tuy nhiên, nỗ lực không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận thuận với thành tích đạt được. Nếu không có phương pháp và kế hoạch từng bước chính xác, các vận động viên sẽ bị "hội chứng tập luyện quá sức", ảnh hưởng đến thành tích của họ và thậm chí gây thương tích nghiêm trọng.

Nói một cách đơn giản, hội chứng tập luyện quá sức là di chứng khi cơ thể không có khả năng thích ứng với cường độ tập luyện. Để theo đuổi thành tích tốt hơn, các vận động viên hoặc huấn luyện viên thường thách thức các giới hạn của cơ thể trong quá trình luyện tập. Họ thường nghĩ rằng tập luyện với cường độ càng cao, thành tích sẽ càng tốt và kỹ năng sẽ càng hoàn thiện. Tuy nhiên, khi thể lực giảm sút, hiệu suất thể thao cũng sẽ bị ảnh hưởng theo đó. Nếu bạn không nghỉ ngơi hợp lý và cho phép cơ thể có đủ thời gian để phục hồi, hiệu suất thể thao có thể kém hơn trong buổi tập tiếp theo. Thật không may, một số vận động viên lại nghĩ rằng điều này là do tập luyện không đủ, và thay vào đó lại thúc giục bản thân tăng cường tập luyện, dẫn đến một vòng luẩn quẩn, trạng thái thể chất và hiệu suất thể thao cùng nhau đi xuống.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các môn thể thao dễ có xu hướng tập luyện quá sức bao gồm bóng rổ, đấm bốc, đạp xe, thể dục dụng cụ, chèo thuyền, bơi lội, điền kinh và chạy đường dài. Từ sự khác biệt giữa các môn thể thao này cho thấy bất kỳ loại hình thể thao nào cũng có thể gây chấn thương do tập luyện quá sức.

Các biểu hiện ban đầu của hội chứng tập luyện quá sức thường là cảm thấy mệt mỏi, và các triệu chứng kèm theo khác bao gồm suy giảm thể lực, giảm sức bền, đau cơ kéo dài, kém ăn, giảm cân và các vấn đề khác như rối loạn nội tiết tố, giảm khả năng miễn dịch, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản tăng vv. Các thay đổi sinh lý bất thường cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các trạng thái tâm lý như trầm cảm, bồn chồn, thiếu tự tin, giảm khả năng tập trung và mất ngủ. Những trở ngại về thể chất và tâm lý đã làm hiệu suất thể thao ngày càng xuống dốc. Đối với một số vận động viên có khát khao chiến thắng, họ đã quen với việc tăng cường tập luyện để cố gắng cải thiện thành tích, nhưng lại không may trở thành một trong những nhóm người dễ mắc hội chứng tập luyện quá sức.

Cách tốt nhất để điều trị cho tập luyện quá sức là nghỉ ngơi. Khi các triệu chứng ban đầu xảy ra, nếu có thể nghỉ ngơi hợp lý, bạn có thể hồi phục hoàn toàn sau hai hoặc ba ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng, bạn sẽ mất vài tháng để phục hồi. Ngoài việc nghỉ ngơi, cũng cần bổ sung dinh dưỡng và nước, hỗ trợ tâm lý và tham gia điều trị các vấn đề khác.

Để ngăn chặn sự xuất hiện của tình trạng tập luyện quá sức, trước tiên bạn phải hiểu rõ về hội chứng này. Khi phát hiện rằng bạn có các triệu chứng ban đầu (như đã đề cập trước đó, phổ biến nhất là mệt mỏi), bạn phải cho phép mình nghỉ ngơi. Các vận động viên nên có một quyển "nhật ký huấn luyện" trong quá trình tập luyện. Ngoài việc ghi lại nội dung và thời gian tập luyện, nhịp tim trước và sau khi tập luyện, đồng thời cảm giác trước, trong và sau khi tập luyện cũng cần được ghi lại đầy đủ. Nội dung đào tạo nên được xác định sau khi thảo luận với huấn luyện viên tùy theo tình trạng thể chất cá nhân. Các liệu trình tập luyện thể chất và kỹ thuật nên được sắp xếp xen kẽ, tránh việc tập luyện một khía cạnh duy nhất. Sau mỗi buổi tập luyện cường độ cao, nên bổ sung một số bài tập nhẹ hơn (ít nhất một ngày) để cho phép cơ thể có đủ thời gian để phục hồi. Nếu các cơ bị đau hoặc cứng, hãy cải thiện bằng bằng chườm lạnh hoặc nóng, tập các bài co giãn cơ và thậm chí có thể kết hợp sử dụng thiết bị phục hồi chức năng đặc biệt. Ngoài ra, vận động viên phải có tinh thần lạc quan tích cực và rèn luyện khả năng chịu đựng căng thẳng. Huấn luyện viên và đồng đội cũng cần hỗ trợ tâm lý kịp thời để có thể hỗ trợ vận động viên giảm bớt lo lắng. Khi các triệu chứng kéo dài hơn ba ngày, hãy tìm đến sự hỗ trợ y tế chuyên nghiệp hơn.

Tập luyện quá sức xảy ra khi thời gian cơ thể nghỉ ngơi và luyện tập bị mất cân bằng. Trong quá trình huấn luyện, vận động viên và huấn luyện viên nên thảo luận kỹ lượng, sắp xếp nghỉ ngơi hợp lý, điều trị chấn thương thể thao kịp thời và cũng phải chuẩn bị một tinh thần lạc quan tích cực. Hãy chuẩn bị cẩn thận để tránh phải tập luyện quá mức. 


[Nguồn bài viết: Running Biji]